Nhà đất Bình Chánh “tăng nhiệt” nhờ làn sóng KCN mới

Nhà đất Bình Chánh tăng nhiệt nhờ làn sóng KCN mới 02

Nhiều khả năng Bình Chánh được chọn là trung tâm công nghiệp mới của TP.HCM trong bối cảnh quỹ đất dành cho lĩnh vực này đã cạn. Sự sôi động của công nghiệp mở ra vô vàn cơ hội cho thị trường BĐS song cũng đặt ra áp lực lớn về nguồn cầu nhà ở trong thời gian tới.

Sở hữu 4/10 KCN có quy mô lớn nhất TP.HCM

Nếu giai đoạn 2010 – 2015, TP.HCM vẫn dẫn đầu cả nước về chỉ số kinh tế trong công nghiệp và thuộc top đầu sở hữu quỹ đất và khu công nghiệp (KCN), thì từ 2016 đến nay chưa có thêm KCN mới nào được triển khai. Điều này đã gây ảnh hưởng lớn cho nền kinh tế thành phố khi công nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong GDP. Theo ông Hứa Quốc Hưng, Trưởng ban quản lý Các khu chế xuất và công nghiệp TP.HCM, quỹ đất công nghiệp của thành phố ngày càng hạn chế, hiện chỉ còn khoảng 300 ha đất trong các khu công nghiệp có thể cho thuê, khai thác được.

Trước thực trạng này, Bình Chánh được đề xuất trở thành điểm đến mới để xây dựng các cụm, khu công nghiệp trọng điểm của TP.HCM với lợi thế còn nhiều quỹ đất sạch, giao thông thuận lợi. Cụ thể hóa giải pháp trên, trước mắt UBND TP.HCM đã chính thức kiến nghị Chính phủ cho phép bổ sung KCN Phạm Văn Hai tại huyện Bình Chánh với quy mô gần 700 ha để thay thế 3 KCN khác bị loại khỏi quy hoạch là Phước Hiệp, Bàu Đưng và Xuân Thới Thượng. Đáng chú ý, KCN Phạm Văn Hai sẽ ứng dụng công nghệ cao, tập trung thu hút đầu tư ngành điện, điện tử, cơ khí tự động hóa, hỗ trợ khởi nghiệp, công nghiệp công nghệ cao, ngành công nghiệp hỗ trợ không thâm dụng lao động và không gây ô nhiễm môi trường.

Bình Chánh hiện là khu vực được hướng đến để phát triển các khu công nghiệp trọng điểm của TP.HCM.
Bình Chánh hiện là khu vực được hướng đến để phát triển các khu công nghiệp trọng điểm của TP.HCM.

Như vậy, sau khi có thêm KCN Phạm Văn Hai, Bình Chánh sở hữu đến 4/10 khu công nghiệp có quy mô lớn nhất TP.HCM tính đến thời điểm này bao gồm: KCN Lê Minh Xuân và Lê Minh Xuân mở rộng (quy mô hơn 800 ha – top 2), KCN Phạm Văn Hai (quy mô gần 700 ha – top 3), KCN Vĩnh Lộc và Vĩnh Lộc mở rộng (quy mô 500 ha – top 4), KCN An Hạ (quy mô hơn 150 ha – top 10). Cũng theo thống kê, TP.HCM dành 5.800 ha quỹ đất cho công nghiệp. Với hiện trạng này, Bình Chánh chiếm đến gần 30% quỹ đất, vươn lên dẫn dắt và trở thành trọng điểm của thị phần công nghiệp TP.HCM.

Nhu cầu nhà ở đang tăng mạnh

Sự bùng nổ về công nghiệp đang tạo sức ép rất lớn đến tốc độ đô thị hóa của Bình Chánh, đặc biệt khi KCN 700 ha sắp triển khai kéo theo lượng cầu nhà ở khổng lồ cho hàng trăm ngàn người trong cùng một thời điểm. Nguồn cầu này đến từ hai lực lượng chính là chuyên gia, kỹ sư cấp cao cần nhu cầu nhà ở chất lượng và người lao động – cần nguồn nhà trọ bình dân. Công nghiệp phát triển cũng tạo ra cơ sở để bùng nổ chuỗi dịch vụ tiện ích, mặt bằng, nhà xưởng…để phục vụ lượng cư dân mới.

Trước đó, Bình Chánh cũng đã nằm trong nhóm khu vực thiếu hụt nguồn cung nhà ở. Khu vực này cần phân bổ hơn 490.000 m2 diện tích nhà ở, tương đương gần 10.000 căn hộ mới mỗi năm phục vụ người dân. Tuy nhiên, con số này chỉ đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu nhà ở tại Bình Chánh trong giai đoạn 2020-2021. Thực trạng nguồn cung khan hiếm trong khi nguồn cầu bùng nổ mạnh đã khiến giá BĐS liên tiếp lập đỉnh.

Từ mức 27 triệu/m2 năm 2017-2018, giá căn hộ Bình Chánh đã tăng lên 45 triệu/m2, biệt thự/nhà phố từ 40 triệu/m2 tăng lên 90-150 triệu/m2. Từ năm 2021 đến nay, mặt bằng giá đất Bình Chánh cũng đã tăng 25-30% tùy vị trí. Một số dự án đã hoàn thiện trước đó như Calla Garden, The Easter City, Lovera Vista từ mức 25-30 triệu/m2 hiện đã tang lên mức 33-40 triệu/m2, một số dự án cao cấp như The Conic, Sài Gòn Mia, Senturia Nam Sài Gòn có giá giao dịch 50-60 triệu/m2, nhà phố/ biệt thự bán giá từ 90-120 triệu/m2…

Dù liên tục lập đỉnh, giá BĐS Bình Chánh vẫn đang nằm trong vùng “trũng” của TP.HCM và có nhiều dư địa tăng giá cao. So với giá bình quân căn hộ khu Đông dao động từ 60-70 triệu đồng/m2, ngưỡng 40-45 triệu/m2 của Bình Chánh vẫn thấp. Điều đáng nói, nguồn cung nhà ở tại Bình Chánh được dự báo vẫn sẽ tiếp tục hạn chế do không nhiều sản phẩm mới triển khai. Tại khu vực này nguồn hàng sơ cấp được đánh giá cao về sức mua lẫn giá không nhiều, riêng sản phẩm cao cấp dành cho giới chuyên gia, tài chính khá giả càng ít ỏi, hiện chỉ có vài dự án nổi bật.

Đơn cử, dự án Westgate với quy mô hơn 2.000 căn hộ cùng mức giá gần như thấp nhất thị trường, khoảng dưới 40 triệu đồng/m2. Westgate có quy mô hơn 2.000 căn hộ với 4 tòa tháp, dự án được chủ đầu tư mạnh tay trang bị trên 50 tiện ích, thừa hưởng mảng xanh rộng lớn với công viên rộng gần 4 ha. Đây là số ít dự án có chính sách bán sơ cấp ưu đãi, cho phép người mua chỉ cần thanh toán tối đa 699 triệu đồng và ngưng đến khi nhận nhà vào quý 4/2023 mới đóng tiếp. Còn lại, ngân hàng cho vay đến khi nhận nhà là hai năm không lãi, ân hạn nợ gốc. Nhờ vậy Westgate đang rất được lòng người mua nhà thời gian qua.

Hay dự án KĐT Mizuki Park (26 ha) chào bán dòng căn hộ Flora với giá từ 40 triệu/m2, nhà phố và biệt thự dòng Valora có giá từ 95 -120 triệu/căn. Đặc biệt, Mizuki Park ra mắt khu biệt thự compound hạng sang ven sông The Mizuki giới hạn chỉ 39 căn. Đây là những sản phẩm hạng sang số lượng hạn chế có tầm giá từ 30 tỷ đồng/căn. Đầu năm 2022, sau khi mở bán thành công toàn bộ 166 căn hộ Flora Mizuki MP9-MP10, Nam Long dự kiến ra mắt thị trường dự án căn hộ Flora Panorama có quy mô khoảng 400 căn, với giá bán dự kiến khoảng 50 triệu/m2 nằm liền kề dự án The Mizuki vừa triển khai trước đó.

Ngoài thông tin KCN 700 ha tác động mạnh tới thị trường trong ngắn hạn thì trong dài hạn, BĐS Bình Chánh còn được hưởng lợi đề án lên thành phố trong năm 2025. Trong bối cảnh này, đầu tư các dự án pháp lý hoàn thiện, ngay lõi trung tâm khu vực hay khu đô thị, phức hợp quy mô lớn sẽ là điểm đến an toàn. Mặt khác, do sắp nâng cấp lên quận và đón dòng chuyên gia, kỹ sư cấp cao, dòng căn hộ chất lượng cao cấp sẽ trở thành sản phẩm chủ đạo dẫn dắt khẩu vị của người ở thực trong khu vực này.

Nguồn: batdongsan.com.vn

NGÂN (TPKD)
0938 919 887
SÀN NAM LONG